- LY THỦY TINH KHÔNG QUAI
- LY THỦY TINH CÓ QUAI
- TÔ THỦY TINH
- CHÉN THỦY TINH
- ĐĨA THỦY TINH
- TÁCH THỦY TINH
- THỐ THỦY TINH
- SẢN PHẨM TỪ INOX
- LỌ( hũ) THỦY TINH
- BÌNH RÓT NƯỚC BẰNG THỦY TINH
- BÌNH GIỮ NHIỆT
- SẢN PHẨM GIA DỤNG BẰNG SỨ
- BA LÔ, TÚI XÁCH
- NÓN BẢO HIỂM& ÁO MƯA
- NÓN VẢI& TÚI CANVAS
- IN ẤN, THIẾT KẾ& SẢN XUẤT HỘP QUÀ TẶNG
- KHUYẾN MÃI
Mail:vinhkhang@vinhkhangco.com.vn |
Địa chỉ: 160/68 Vườn Lài,Phường Tân Thành, Quận Tân Phú , TP.Hồ Chí Minh |
CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ THỦY TINH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM | |
Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicat, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Các loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm thường bằng thủy tinh borosilicat, thạch anh nấu chảy hoặc oxyd sillic nấu chảy khác do tính bền vững hoá học cao hơn và hệ số giãn nở của loại thủy tinh này thấp. |
LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LIỆU THỦY TINH | |
Thuỷ tinh là một trong những vật liệu cổ xưa nhất của tất cả các tài liệu được biết và được sử dụng của nhân loại. |
SÁNG TẠO KÍNH THỦY TINH TỰ LÀM SẠCH | |
Hàng ngày, chúng ta vẫn phải dành thời gian và tiền bạc cho công việc lau chùi các vết bụi bẩn bám trên cửa kính của ngôi nhà, kính tường tòa cao ốc, văn phòng... Thì nay, với sản phẩm kính thủy tinh tự làm sạch, công việc đó sẽ không còn cần thiết |
|
CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ THỦY TINH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Yêu cầu đối với dụng cụ thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm
- Chịu hóa chất: là thủy tinh trung tính, chịu được hầu hết các hóa chất, dung dịch ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao (ngoại trừ HF là dung dịch acid có độ ăn mòn cao nhất thậm chí tại nồng độ thấp).
- Tính chất nhiệt: chịu được nhiệt độ cao, shock nhiệt.
- Ngoài ra dụng cụ thủy tinh dùng cho phòng thí nghiệm cần phải sạch về mặt hoá học (không dính các chất hữu cơ hoặc vô cơ) và sạch về mặt vi sinh vật học (không chứa bất kỳ tế bào vi sinh vật hay bào tử của chúng). Do vậy, trước khi sử dụng thì cần được rửa sạch và khử trùng.
. Một số dụng cụ thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm vi sinh y học
Bao gồm các chai chuyên dụng, bình tam giác, bình cầu, các loại ống đong, cốc đong, phễu, ống nghiệm, pipet, burét, đĩa petri, bô can, que cấy…
Bình tam giác, bình cầu:
Thường sử dụng để chuẩn độ, chứa đựng môi trường, dung dịch, nuôi cấy vi sinh vật, thực hiện các phản ứng, bình cầu còn thích hợp cho các phản ứng cần xúc tác nhiệt độ...
Bình tam giác, bình cầu thường có thể tích từ 50ml đến 10 lít tùy theo dung dịch chứa để chọn loại bình thích hợp.
Ống đong, cốc đong:
Có vạch chia thể tích dùng để đong những khối lượng dung dịch không cần phải có độ chính xác cao.
Khi đong, nên chọn ống đong nào có khối lượng gần nhất với khối lượng cần đong để có độ chính xác cao hơn. Ví dụ: đong 45 ml dùng ống đong loại 50 ml, đong 850 dùng ống đong 1000 ml.
Để tránh sai lầm trong lúc đọc mức đong, phải đặt ống đong trên một mặt phẳng và tầm mắt ngang tầm với bề mặt chất lỏng.